GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 151
Số lượt truy cập: 13774258
QUẢNG CÁO
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH SỐT SIÊU VI 4/15/2018 4:09:27 AM
Hiện nay bệnh sốt siêu vi đang diễn ra ở nhiều địa phương và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Để chủ động phòng chống bệnh siêu vi thì chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh sốt siêu vi này.

1.Khái niệm:

Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virút, là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác.

2. Đường lây truyền:

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua dịch tiết mũi họng, do tiếp xúc với người mang bệnh. Trong khi nói chuyện, ho, hắt hợi thì bắn nước bọt sang người lành và gây bệnh.

3. Triệu chứng của bệnh sốt siêu vi

Sốt cao: Thường từ 38-39 độ C, thậm chí 40 41 độ C. Trong cơn sốt,  thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol... Khi hạ sốt lại tỉnh táo bình thường.

- Đau mỏi toàn thân: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.

- Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

- Viêm long đường hô hấp: biểu hiện như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ...

- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy.

- Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

- Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

- Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

- Nôn: Có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, cơ thể trở lại khỏe mạnh.

     4.Cách  chăm sóc và phòng ngừa sốt siêu vi

     Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

     - Theo dõi nhiệt độ:

     - Hạ sốt: Thường dùng paracetamol, chườm mát bằng khăn ướt nước ấm, lau khô mồ hôi, nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn khi đang sốt cao. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

    - Chống co giật: Nếu sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những em có tiền sử co giật khi sốt cao.

    - Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

    - Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

    - Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…

   - Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Chú ý:

Khi thấy các dấu hiệu sau cần đến ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

    - Khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng.

    - Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

   - Sốt virut rất dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh cần cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ.Không nên đến trường vì dễ lây cho nhiều bạn khác.

     * Cách phòng ngừa sốt siêu vi

     Sốt virus là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây từ người này qua người khác bằng con đường tiếp xúc. Do đó, các bạn cần có biện pháp phòng ngừa bệnh bằng cách:

     - Thường xuyên rử tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

    - Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày.

    - Tăng cường dinh dưỡng ăn thêm nhiều hoa quả có vitamin C để tăng sức đề kháng phòng chống bệnh.

    - Khi phát hiện bị sốt virus nên nghỉ học,  không nên đến trường dễ lây cho người khác.

   -Vào mùa dịch sốt virus hạn chế đến chỗ đông người, ít dùng điều hòa mà thay vào đó nên mở cửa sổ để cho không khí được lưu thông và sạch sẽ hơn.

Sốt siêu vi là bệnh thường gặp vào mùa hè và thời điểm giao mùa vì vậy chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trên để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình.

YTHĐ: PHẠM THỊ LỢI
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Tuyết Nhung
Lê Tuyết Nhung
0837287999
Trần Thị Minh Việt
Trần Thị Minh Việt
0916012646
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS PHÚ THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3997998 * Email: thcsphuthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com