Ngày 15/11/2017 , Bộ Chính trị ban hành Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; ngày 22/3/2018, UB KTTW đã có văn bản số 04-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số điều trong quy định số 102-QĐ/TW. Chi bộ xin chuyển đến toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức trong đơn vị nội dung quy định này.
Chương IV: VI PHẠM VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM, ĐẠO ĐỨC
LỐI SỐNG, TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
Điều 29. Vi phạm trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp
sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở.
b) Không phổ biến kịp thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
không đúng hoặc không chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của
cấp ủy cấp trên và cấp mình.
c) Thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước đế cấp dưới thực hiện sai hoặc quyết định sai.
d) Giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ, không đúng quyền
hạn dẫn đến cấp dưới vi phạm.
đ) Cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ thị những vấn đề thuộc
thẩm quyền, nhưng không kịp thời chỉ đạo hoặc giải quyết để tình trạng đơn, thư
khiếu kiện vượt cấp phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội tại địa phương, đơn vị.
e) Có trách nhiệm nhưng né tránh, không kiểm tra, xem
xét, xử lý khi phát hiện đảng viên thuộc diện quản lý vi phạm các quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật
theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Thiếu kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những
hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phạm vi trực tiếp
lãnh đạo, quản lý hoặc được phân công phụ trách.
b) Chỉ đạo thực hiện trái quy định của Đảng và Nhà nước
hoặc không rõ, không nhất quán, gây thất thoát, lãng phí ngân
sách, tài sản của Đảng, Nhà nước; tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái quy định của Đảng và Nhà nước.
c) Thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý để đơn vị xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, quy trình,
quy định công tác, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị, địa phương, tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền sai sự thật; không
giải quyết kịp thời những tồn tại ở địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực mình phụ
trách dẫn đến có nhiều sai phạm nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ hoặc khiếu nại,
tố cáo đông người.
đ) Bố trí bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột của
mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị,
tổ chức do mình trực tiếp phụ trách trái quy định của Đảng và Nhà nước.
e) Để cấp phó, người đại diện hoặc người được mình ủy
quyền làm trái quy định của Đảng và Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi
công vụ.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường
hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm nghiêm trọng của
cấp dưới, dẫn đến người vi phạm đến mức phải xử lý về hình sự.
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan,
tổ chức, đơn vị, địa phương cố tình báo cáo sai sự thật, che giấu tội phạm,
hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
hoặc che giấu tình trạng mất đoàn kết nội bộ kéo dài ở nơi mình trực tiếp phụ
trách.
c) Trực tiếp gây ra hoặc do quan liêu, thiếu trách nhiệm
để cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp phụ trách mất đoàn kết, vi phạm
nghiêm trọng kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước.
d) Người đứng đầu tổ chức kinh tế của Đảng, Nhà nước
thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định dẫn đến đơn vị sản xuất, kinh
doanh thua lỗ kéo dài, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tiền,
tài sản của Nhà nước, của tập thể và cá nhân người lao động.
Điều 30. Vi phạm trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp
sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Làm những việc tuy pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng
xấu đến uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, của Đảng, vai trò tiên phong,
gương mẫu của đảng viên; vi phạm nội quy, quy chế, kỷ luật nội bộ cơ quan.
b) Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao
trong thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được
giao hoặc bỏ vị trí công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
c) Thực hiện không đúng, không đầy đủ so với quy định về
báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập.
d) Thiếu trách nhiệm dẫn đến thực thi nhiệm vụ, công vụ
không đúng quy trình, thủ tục, thời hạn quy định gây hậu quả cho cá nhân, tổ chức.
đ) Không báo cáo cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành
vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong tổ chức, đơn vị.
e) Yêu cầu tổ chức, công dân thực hiện các thủ tục hành
chính không đúng quy định.
2- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1
Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm
một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức
(nếu có chức vụ):
a) Được giao quản lý nhưng có hành vi chiếm giữ, cho
thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được
giao quản lý, sử dụng trái quy định.
b) Lạm quyền, giải quyết công việc không đúng thẩm quyền
hoặc cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
c) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu, tài sản,
phương tiện của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
d) Quản lý và sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước, tổ
chức và công dân để vụ lợi.
đ) Trốn tránh trách nhiệm về những hậu quả do mình gây
ra trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
e) Tạo vây cánh, bè phái, nhóm lợi ích, chia rẽ, lôi
kéo, mất đoàn kết với đồng nghiệp trong tổ chức, cơ quan, đơn vị.
g) Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng
thông tin, tài liệu, phương tiện liên quan đến thực thi công vụ để vụ lợi hoặc
làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cơ quan, đơn vị.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường
hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao tham mưu, đề
xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chính
sách, chế độ sai trái vì lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ.
b) Lợi dụng danh nghĩa, phương tiện cơ quan, trụ sở làm
việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức mình công tác hoặc phụ trách để bao
che, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, buôn bán hàng cấm hoặc
hoạt động có tính chất tệ nạn xã hội.
Điều 31. Vi phạm về tệ nạn
xã hội
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp
sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống
trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không
có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống
trong gia đình sử dụng hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm
có nội dung cấm, độc hại mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy
định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh
cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tham gia đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc
tham gia các tệ nạn xã hội khác.
b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ
nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay hoặc không kịp thời xử lý người vi
phạm các hành vi mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, cho vay nặng lãi
hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc
hại.
c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm
có nội dung cấm, độc hại.
d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để hành
vi mại dâm, ma túy, đánh bạc và tệ nạn xã hội khác xảy ra trong đơn vị, cơ
quan, tổ chức, địa bàn do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.
đ) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống
trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất
ma túy.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường
hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các
văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.
b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc
tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.
c) Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật
dưới mọi hình thức để đòi nợ.
d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt
động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình
thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm.
Điều 32. Vi phạm về bạo lực
gia đình
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp
sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh
kích động bạo lực gia đình.
b) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ
gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em ruột với nhau.
c) Ngăn cản việc phát hiện, khai báo, ngăn chặn và xử
lý hành vi bạo lực gia đình.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật tại
Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc
cách chức (nếu có chức vụ):
a) Chiếm đoạt, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.
b) Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức,
đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên trong
gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
c) Có hành vi buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ
ở trái pháp luật.
d) Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác
thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
đ) Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng
quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường
hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn
hành vi bạo lực gia đình.
b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác
xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với
thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Điều 33. Vi phạm về đạo đức,
nếp sống văn minh
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp
sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh
nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác xa
hoa, lãng phí hoặc trái quy định.
b) Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh
hưởng đến tư cách đảng viên.
c) Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức.
d) Quậy phá, gây go, đánh nhau hoặc có hành vi thiếu
văn hóa làm mất an ninh, trật tự công cộng.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật
theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tổ chức việc cưới, việc tang với quy mô lớn, kéo dài
nhiều ngày; tổ chức giỗ, sinh nhật, mừng thọ, lên chức, mừng nhà mới với quy mô
lớn gây phản cảm hoặc gây dư luận bức xúc trong nhân dân, bị xã hội lên án.
b) Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà dung
túng hoặc kích động người khác vi phạm pháp luật.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường
hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm
nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến
sĩ, nhân viên dưới quyền.
b) Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến
nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng
nghiệp.
Điều 34. Vi phạm về tín
ngưỡng, tôn giáo
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp
sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn để vợ
(chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia các tổ chức tôn giáo bất
hợp
pháp, truyền đạo trái phép.
b) Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói,
xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác.
c) Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật
theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tự ý theo tôn giáo hoặc nhận giữ các chức sắc của
các tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản
lý trực tiếp hoặc đã báo cáo nhưng chưa được các tổ chức đảng có thẩm quyền đồng
ý bằng văn bản.
b) Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới
mọi hình thức.
c) Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa,
ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp.
d) Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp
pháp. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân tác động xấu
đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
đ) Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan
trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường
hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn
giáo trong nước và ngoài nước.
b) Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù
quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý nhằm trục lợi hoặc
vì mục đích khác.
c) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại
hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến
tranh, tuyên truyền trái chính sách, pháp luật của Nhà nước.
d) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để chia rẽ nhân dân,
chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại tính mạng, sức
khỏe,
nhân phẩm,
danh dự, tài sản của tổ chức, cá nhân; gây cản trở việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ công dân.
đ) Chủ trì, tham gia hoặc vận động, ủng hộ hoặc bao
che, tiếp tay cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây mới đền, chùa, miếu thờ, điện
thờ, cơ sở thờ tự của các tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
(Hết chương IV Quy định 102)