Ô nhiễm môi trường là
một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi
khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu.Giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc
biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên,
rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…)cùng với các
chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và
sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Không thể phủ nhận
rằng, vật dụng bằng nhựa có nhiều giá trị sử dụng trong cuộc sống con người.
Tuy nhiên, hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một
lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Theo thống kê, mỗi
phút con người mua 1 triệu chai nhựa, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi
nilon, 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần, gần 1/3 túi
nilon sau khi sử dụng không được thu gom và xử lý đã làm ô nhiễm môi trường tự
nhiên. Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn
thương đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có
thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước
khi bị tiêu hủy hoàn toàn. Chất nhựa đã hiện hữu trong nguồn nước sinh hoạt của
con người (chất thải nhựa chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hóc
môn; là cục nam châm hút các chất độc khác như dioxin, kim loại và thuốc trừ
sâu).
Với thực trạng tình
trạng ô nhiễm môi trường có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang
là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành
thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…. Đặc biệt là sự ô
nhiễm môi trường do chất thải nhựa và nilong gây ra, vì hiện nay việc loại bỏ
chất thải nhựa là không dễ dàng bởi chưa tìm ra được sản phẩm rẻ hơn và tiện
dụng hơn để thay thế hoặc do nhận thức của con người về tác hại của chất thải
nhựa còn nhiều bất cập.
Theo các nhà khoa học, để có thể phân hủy một ống hút nhựa, thường phải
mất từ 100-500 năm, đối với các chai nhựa, phải mất từ trên 450 đến 1000 năm
mới có thể phân hủy hoàn toàn, thậm chí, 500-1000 năm mới có thể phân hủy một
túi nhựa dày. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050 khối lượng rác nhựa ở các
đại dương, sẽ nặng hơn cả khối lượng của cá.
Hưởng ứng phong trào của cả nước và thực hiện công văn 2095/UBND-TNMT về việc triển
khai thực hiện kế hoạch chống rác thải nhựa của phòng GD&ĐT Lệ Thủy ngày
30/9/2019 Trường THCS Phú Thủy đã nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong
trào “Chống rác thải nhựa” tại học đường. Nhà trường cũng kêu gọi toàn thể học sinh và giáo viên trong
nhà trường hãy cùng nhau tự giác vệ sinh môi trường và chống rác thải nhựa bằng
cách tuyên truyền tới cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa và ni lông để cùng nhau
từng bước tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilong khó phân hủy, sản phẩm
nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Vậy “ rác
thải nhựa” là gì thì chúng ta cần tìm hiểu:
1.
Khái niệm:
-
Nhựa (plastic) không có trong thiên nhiên mà do con người chế tạo ra là các hợp
chất ca phân tử được tỏng hợp từ dầu mỏ hoặc khí thiên nhiên
-
Rác thải nhựa là: những chất không đựợc phân hủy trong hiều môi trường như:
chai ,lọ, đồ dùng vật dụng nhựa và chất thải nilong (túi, bao bì làm từ
polyetilen PE sau khi sử dụng thải ra môi trường thành rác thải), các hạt vi
nhựa có trong mỹ phẩm, bột giặt, sữa tắm, dầu gội…. Theo các nhà khoa học,
túi ni-lông được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải
mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong
tự nhiên.
2.
Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa:
Chất thải nhựa thải ra do sinh hoạt của
hộ gia đình, khu dân cư, chợ, khách du lịch và hoạt động du lịch, trường học,
bệnh viện…
-
Nguyên nhân chính : Do người dân chưa có ý thức và hiểu biết khi sử dụng đồ
nhựa, vứt rác bừa bãi ra môi trường, sông, biển.. chưa có biện pháp xử lí rác
thải hợp lí đã gây ra ô nhiễm môi trường.
3.
Biện pháp:
-
Với các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý rác thải nhựa: như sử
dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các rác thải và không làm ảnh hưởng
tới môi trường, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy
hiệu quả kinh tế.
- Với người dân nên thay đổi thói quen
từ sử dụng túi nilon và các đồ dùng 1 lần thành dùng các vât dụng dễ phân
hủy thân thiện với môi trường như giấy, gỗ… Cần bỏ rác đúng nơi quy định.
- Với học sinh cần bỏ rác đúng
nơi quy định, hạn chế ăn quà vặt, đồ ăn sáng, nước giải khát ở cổng trường vì
đa số những thực phẩm đó đều sử dụng túi ni lông, chai nhựa… và biết tác hại
của rác thải nhựa để tuyên truyền cho gia đình, người thân, cộng đồng nhằm hạn chế rác thải nhựa, nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường.
Qua đây, kính mong toàn thể học
sinh cùng các thầy, cô giáo trường THCS Phú Thủy hãy luôn giữ vững và duy trì
tốt nề nếp “lớp học không có rác – bỏ rác đúng nơi quy định”. Mỗi hành động nhỏ
của chúng ta “chống rác thải nhựa” sẽ có
ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường. Với mục đích xây dựng môi trường học
tập xanh, sạch, đẹp, chung tay góp phần bảo vệ môi trường, vì một tương lai
tươi đẹp hơn…
YTHĐ:
Phạm Thị Lợi