Hiện nay tình hình bệnh thủy đậu đã xuất hiện nhiều nơi trong các
tỉnh thành với nhiều diễn biến phức tạp. Trong địa bàn xã Phú Thủy đã xuất hiện
bệnh thủy đậu và có nguy cơ phát triển thành dịch.
Chính vì vậy, hôm nay bộ phận YTHĐ của
trường sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh thủy đậu để các em học sinh cùng
các thầy cô giáo biết cách phòng tránh bệnh cho bản thân và người thân cùng bảo
vệ sức khỏe.
1.Khái niệm
- Bệnh thuỷ
đậu do một loại siêu vi mang tên Valicella Rota vi rút gây nên, thuỷ đậu là một
bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang siêu vi thuỷ đậu nói, hắt hơi hoặc
ho thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi người
khác hít phải bệnh đó sẽ lây bệnh ngay.
- Bệnh gặp ở
mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn
trẻ em.
- Bệnh có thể
rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều
kiện vệ sinh kém.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
của bệnh:
- Triệu chứng
thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện
của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1
đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt
mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu
thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
+ Đầu tiên ban
mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.
+ Ban thuỷ đậu
thường rất ngứa.
+ Đặc điểm của
các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng
da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn
nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian
+ Và bệnh có
thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn,
nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.
3. Biến chứng
+ Cụ thể, một
số trẻ đã bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bệnh trở thành một thể "thủy
đậu xuất huyết" rất trầm trọng. Một số em bị nhiễm khuẩn thêm các vi khuẩn
khác. Các vi khuẩn này xâm nhập vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, nhiều
khi lại gây ngứa. Trẻ không chịu được và khi gãi sẽ làm các mụn thủy đậu bị vỡ
và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu.
+ Chứng viêm
phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn nhưng rất nặng và rất khó điều trị.
+ Chứng
viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên
vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê.
+ Những trường
hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn
mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v...
+ Bà mẹ đã bị
thủy đậu trong lúc mang thai, và bệnh đã xảy ra trong 6 tháng đầu của thai kỳ
gây thủy đậu bẩm sinh cho con: đó là những trẻ khi mới sinh ra đã có một số tổn
thương ngoài da giống như thủy đậu, nhưng tai hại hơn nữa lại có kèm theo một
số dị tật: teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh "đục thủy tinh thể",
có thể gây mù).
Những biến
chứng, những thể bệnh kể trên của bệnh thủy đậu đã gây tử vong cho không ít trẻ
em.
Và như vậy,
bệnh thủy đậu - tuy vẫn được nhiều người coi là 1 bệnh nhẹ, "lành
tính" - thật ra vẫn là 1 bệnh hoàn toàn không nên coi thường, nhất là ở
trẻ em.
4. Điều
trị:
+ Trước hết,
bạn hãy cho người bệnh đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng
bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có
theo dõi, hẹn ngày tái khám. Đừng bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách
bảo của một số người không hiểu biết về y khoa mà dùng thuốc sai lầm.
+ Đã có không
ít những trẻ bị thủy đậu bội nhiễm rất nặng, do đã đắp các loại lá, hoặc rắc
các thuốc bột bán trôi nổi tại các góc chợ, trên vỉa hè. Lại có trẻ được gia
đình cho uống thuốc "đề
xa" (1 loại
corticoid) thật là nguy hiểm,
thuốc đó sẽ làm bệnh nặng lên rất nhanh.
+ Chống nhiễm
khuẩn, hạ sốt, an thần.
+ Nếu người
bệnh được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, hãy cho nằm nghỉ trong 1 phòng
thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu. Cố gắng tránh gãi. Cắt ngắn móng tay.
Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để ruồi, muỗi đậu vào, tránh
nước và gió. Với các nốt thủy đậu khi vỡ thì nên chấm các thuốc sát trùng như
xanh methylen, làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Nốt
nào chưa vỡ thì không nên bôi vì không có tác dụng. Bên cạnh đó, nên tắm cho
con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.
+ Nên cách ly
người bệnh từ 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
5.
Phòng bệnh:
+ Tiêm vacxin
phòng bệnh thủy đậu cho
trẻ em từ 12 tháng tuổi.
+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ăn uống đủ
chất, uống nhiều nước trong ngày.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần
được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện
bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
+ Thường xuyên
rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng
hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
+ Thực hiện vệ
sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông
thường, phòng ở phải
sạch sẽ thoáng khí.
+ Vệ
sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
Qua bài tuyên truyền hôm nay cô mong các em hiểu rõ sự
nguy hiểm của bệnh Thuỷ Đậu. Từ đó các em biết cách tự chăm sóc và bảo vệ cho
bản thân, người thân trong gia đình và những người xung quanh.
Phú Thủy, ngày 23 tháng 4 năm 2018