HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG MỚI
Công nghệ
giáo dục - TS. Ngô Thị Tuyên
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn
học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng
tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo:
Mục đích chính: Hình
thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ
năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung:
- Kiến thức thực tiễn
gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều
lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành
các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ
điểm.
Hình thức tổ chức:
- Đa dạng, phong phú,
mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số
lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng
tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau
(giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...).
Tương tác, phương pháp:
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt
động, trải nghiệm là chính.
Kiểm tra, đánh giá:
- Nhấn mạnh đến kinh
nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu
riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
- Thường đánh giá kết
quả đạt được bằng nhận xét.
-------------------------------- HẾT
---------------------------------------