I. TÊN BIỆN PHÁP
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng
trong công tác chủ nhiệm lớp 6”
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Lý do chọn biện pháp.
Song song với việc dạy học văn
hoá theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính
tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng
đó cũng được đặt ra cấp thiết. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không
có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục
toàn diện học sinh, BGH nhà trường luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong cuộc đời
của mỗi giáo viên, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho
ta nhiều niềm vui nỗi buồn, và những kỷ niệm khó quên. Vì bên cạnh việc
truyền đạt kiến thức cho học sinh thì mỗi giáo viên chủ nhiệm có một trọng trách cao cả là: “Dạy các em làm người”. Tôi nhận thấy
rằng: GVCN là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị
và cũng có những lúc cần là người
bạn. Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN có rất
nhiều “vai trò” và vai trò nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành
xuất sắc. Hơn nữa trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải thực sự
tâm huyết yêu nghề, yêu người và có tình người coi học trò như người thân yêu của
mình.
Là giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng công tác GVCN
thực sự rất vất vả. Song để trở thành một chủ nhiệm được học trò và phụ
huynh tin tưởng thì càng vất vả hơn. Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi không ngừng
nổ lực cố gắng học hỏi đồng nghiệp, trang bị cho mình một số biện pháp, phương pháp có tính khả
thi, có hiệu quả để mong sao các em được phát triển toàn diện hơn. Đến với hội thi hôm nay tôi xin chia sẽ một số kinh
nghiệm: “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp 6”
2. Mục đích của biện pháp:
Là lớp đầu cấp THCS, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ khi vừa đến
môi trường mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, đặc biệt các em dần tiếp cận nhiều
môn học cũng như phương pháp học mới so với cấp Tiểu học. Bên cạnh đó tâm sinh
lí của các em có nhiều chuyển biến rõ rệt. Vậy trước những vấn đề trên là GVCN
chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để dẫn dắt các em, giúp các em nâng cao chất lượng học tập, rèn ý thức tự
giác, tự quản, rèn các kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức, phát
triển một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu giáo dục học sinh
trong giai đoạn mới, đó là mục đích nghiên cứu của biện pháp.
3. Cách thức tiến hành.
Biện pháp 1: Tìm hiểu tâm sinh lí học sinh lớp chủ nhiệm:
Có thể nói ở độ tuổi học sinh THCS đặc
biệt là học sinh lớp 6, các em có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý, đây
là giai đoạn chuyển giao các em từ trẻ em lên
vị thành niên vì vậy việc nắm bắt được tâm sinh lí của
các em là một việc làm hết sức cần thiết của mỗi giáo viên chủ nhiệm, qua đó mới
thấy được nhu cầu, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã
hội và bạn bè của các em.
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6 thì tôi đã tiến hành
ngay công tác tìm hiểu học sinh, đó là tôi xem kết quả học tập và rèn luyện học
bạ cấp Tiểu học, để biết được năng lực, phẩm chất của các em, tôi thường xuyên
trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh để tìm hiểu được tính cách cũng như là ưu
điểm, nhược điểm của từng em. Bản thân tôi cũng trực tiếp quan sát các hoạt động
hàng ngày của các em trên lớp như giờ học, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt, hoạt động
ngoại khóa để có thể nắm bắt được các hành vi, thái độ của các em. Tôi cũng
nghiên cứu các tài liệu khoa học về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi để có thể
nhận biết và đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Đồng thời bản thân tôi thường
xuyên trò chuyện, trao đổi lắng nghe những tâm tư, tình cảm của các em để cùng
các em tháo gỡ những vướng mắt trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, khoa học, cụ
thể, phù hợp:
Kế hoạch chủ
nhiệm có vai trò quan trọng trong công tác chủ nhiệm, xây dựng được một kế hoạch
tốt thì lớp sẽ có những mục tiêu rõ ràng để học tập, rèn luyện và có phong trào
thi đua. Về xây dựng kế hoạt chủ nhiệm phải phù hợp và xác thực dựa trên cơ sở
mục tiêu nhiệm vụ chung của nhà trường và đặc điểm tình hình lớp. Kế hoạt xây dựng
chủ nhiệm cũng phải khoa học và cụ thể, nghĩa là giáo viên phải xác định rõ
ràng chỉ tiêu phấn đấu, giáo viên chủ nhiệm cần thông báo kế hoạch đối với học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên bộ môn
để đưa ra chỉ tiêu trong năm học. Năm học 2021 -2022 vừa qua tôi đã đề ra theo
trong kế hoạch như sau: Tổng sĩ số học sinh là 39, hạnh kiểm loại tốt là 30 em,
loại khá là 9 em, về học lực loại giỏi là 8 em, loại khá là 21 em, còn loại
trung bình là 10 em, danh hiệu là lớp tiên tiến, các phong trào sẽ tham gia đầy
đủ tích cực và đạt kết quả cao.
Biện pháp 3: Phát huy tối đa vai trò của cán sự lớp:
Có thể nói ban
cán sự lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý lớp, tôi đã xây dựng được ban cán sự lớp gồm có lớp
trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn nghệ và 4 tổ trưởng, 4 tổ
phó, cán bộ lớp là những học sinh có học lực khá giỏi gương mẫu, có trách nhiệm
cao để quản lý và được toàn thể lớp tín nhiệm, tôi cũng giao nhiệm vụ rõ ràng cụ
thể cho từng chức vụ, đồng thời hướng dần
bồi dưỡng để các em biết làm nhiệm vụ thế
nào cho hợp lý và hiệu quả.
Biện pháp 4: Quan tâm và giáo dục học sinh chậm tiến bộ:
Trong một lớp học
bao gồm có học sinh khá giỏi và chậm tiến bộ, do đó đối với các học sinh chậm
tiến bộ giáo viên cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm, tính cách và hoàn cảnh của các
em thông qua trao đổi giữa học sinh và giáo viên bộ môn để có biện pháp phù hợp.
Trong quá trình giáo dục, không được nóng giận mà phải uốn nắn các em dần dần, có
biện pháp xử lý khéo léo, phù hợp, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cần giao nhiệm
vụ và công việc cụ thể cho từng nhóm đối tương học sinh nếu các em làm tốt thì cần phải có sự động viên khích lệ kịp thời.
Khi xử lý những sai phạm của các em người giáo viên cần
phải lưu ý, vừa phải nghiêm khắc và cũng cần phải mềm dẻo, để làm được điều đó
người giáo viên không chỉ là cương vị của một người thầy mà còn là một người
bạn, có thể lắng nghe các em chia sẻ tâm tư tình cảm để thấy rằng bản thân các
em được thấu hiểu và từ đó các em sẽ thay đổi ý thức hành vi của mình, sẽ không
vi phạm các nội quy nữa và gắn bó với các bạn trong lớp và giáo viên chủ nhiệm
hơn.
Biện pháp 5: Tổ chức giờ sinh hoạt có hiệu quả.
Giờ sinh hoạt là hoạt động tập thể góp
phần xây dựng tinh thần đoàn kết của lớp. Các em học sinh được liên kết với
nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng tập thể để để giải
quyết các vấn đề của lớp của trường. Sinh hoạt tập thể không chỉ dừng lại ở
việc sơ kết thi đua tuần, đánh giá nhận xét học sinh, mà giờ sinh hoạt tập thể
có thể sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung và hình thức khác nhau như đàm
thoại trò chơi, sân khấu hóa, các chủ đề về tình bạn yêu thương và chia
sẽ, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, qua đó học sinh không chỉ học tập
kiến thức mà còn hình thành và phát triển những kỹ năng phẩm chất đáng quý cũng
như xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Biện pháp 6: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
Xã hội hiện nay luôn phát triển và luôn
xảy ra những vấn đề phức tạp, đòi hỏi con người cần phải có những năng lực để
đối phó những vấn đề phức tạp đó. Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức
thì kỹ năng sống là yếu tố rất quan trọng cần phải giáo dục cho các em những kỹ
năng đơn giản nhất như là biết chào hỏi,
biết cảm ơn và xin lỗi, những kỹ năng
cần thiết như kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng lao động, kỹ năng
năng phòng chống bạo lực học đường, phòng tránh đuối nước và tai nạn thương
tích. Về giáo dục kỹ năng sống có thể thực hiện thông qua hoạt động tập thể và
ngoại khóa. qua đó các em được tham gia các hoạt động tập thể, được bày tỏ
những suy nghĩ của mình và từ đó hình thành nên những năng lực cần thiết. Hoạt
động tập thể ngoại khóa có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như văn
nghệ, thể thao, tham quan các viện bảo tàng và tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu
văn hóa xã hội. Thông qua hoạt động tập thể ngoại khóa sẽ xác định rõ năng lực
phẩm chất của học sinh và đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và
ngoài nhà trường:
Để đem lại hiệu quả cao trong công tác
chủ nhiệm thì người giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, anh
chị TPT Đội, các bậc cha mẹ học sinh và các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà
trường.
Kính thưa quý thầy cô với việc áp
dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp có thành công
hay không thì rất cần sự chung tay phối hợp của các lực lượng trên, đặc biệt là
sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, để cùng nhau tìm ra
một số biện pháp, phương pháp có tính khả thi, có hiệu quả để mong sao các em được phát triển toàn diện hơn, chăm
ngoan vâng lời thầy cô cha mẹ mẹ, không ngừng nỗ lực trong học tập, tạo được
một tập thể lớp luôn luôn được các thầy cô tin yêu.
III.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện biện pháp
Lớp
|
Tổng số HS
|
Biểu hiện
|
Tốt
|
Cần cố gắng
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
6A
|
39
|
Tự giác chủ động
học tập.
|
11
|
28.2
|
8
|
20.5
|
|
|
Tự kiểm tra đánh
giá kết quả học tập.
|
13
|
33.3
|
6
|
15.3
|
|
|
Đoàn kết, giúp đỡ
bạn.
|
08
|
20.5
|
7
|
17.9
|
|
|
Sắp xếp thời gian
học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí.
|
12
|
30.7
|
6
|
15.3
|
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp
Lớp
|
Tổng số HS
|
Biểu hiện
|
Tốt
|
Cần cố gắng
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
6A
|
39
|
Tự giác chủ động
học tập.
|
21
|
53.8
|
5
|
12.8
|
|
|
Tự kiểm tra đánh
giá kết quả học tập.
|
17
|
43.6
|
2
|
5.1
|
|
|
Đoàn kết, giúp đỡ
bạn.
|
15
|
38.5
|
01
|
2.6
|
|
|
Sắp xếp thời gian
học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí.
|
22
|
56.4
|
02
|
5.1
|
Sau khi áp dụng các biện
pháp trên vào công tác chủ nhiệm, học sinh lớp tôi tiến bộ rõ rệt. Lớp học có nề
nếp, hội đồng tự quản lớp hoạt động hiệu quả. Học sinh đến lớp biết mình cần
làm gì và làm như thế nào, tôi nhận thấy rõ các em rất vui khi đến trường,
các em đã biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau các
em đã biết tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí ở
nhà cũng như ở ở trường. các em thực sự tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm của mình. Kết quả
học tập cũng như rèn luyện đạo đức của học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều khả quan.
Càng ngày chất lượng giáo dục càng được nâng lên.
Việc áp dụng 1 số biện pháp và nâng cao
hiệu quả chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp 6, đã giúp tôi giặt hái được
nhiều thành quả tích cực trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm rằng “người
giáo viên chủ nhiệm là người phải giàu nhiệt huyết, giàu tình yêu thương, bao
dung và nhân hậu, phải yêu thương, coi học sinh như con em của mình và là tấm
gương mẫu mực về đạo đức nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, người giáo viên chủ
nhiệm phải là người có cái Tài về tâm lý và cái Tâm về giáo dục”.
Trên
đây là một số kinh nghiệm nhỏ về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong
công tác chủ nhiệm lớp 6”, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô để tôi có thể có thêm những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm cho
những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
IV. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Đánh giá học sinh Trung
học cơ sở hiện nay Căn cứ vào 3 thông tư
Căn cứ vào 3 thông tư: TT
58 của BGD ban hành vào ngày Ngày 12 tháng 12 năm 2011 Thông tư 26 của Bộ Giáo
dục ban hành vào ngày 26.8.2020 TT 22Của Bộ Giáo dục ban hành vào ngày 20 tháng
7 năm 2021