I. TÊN BIỆN PHÁP.
"Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp
9A thông qua các chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp".
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP.
1. Lí do chọn biện pháp
Tôi đã từng đọc một câu nói
của bà Maria Montessori - một bác sĩ, một nhà giáo dục nổi tiếng người Ý như thế
này:" Đúng
là chúng ta không thể tạo ra thiên tài. Chúng ta chỉ có thể dạy trẻ cơ hội phát
huy những tiềm năng của chúng". Thật đúng vậy, bản thân mỗi học sinh
có những tiềm năng nhất định, những tiềm năng ấy được khởi phát, bộc lộ và phát
triển như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng một trong những yếu tố quan
trọng để phát huy những tiềm năng ấy chính là giáo dục.
Với sự bùng nổ của mạng xã hội đã
có ảnh hưởng rất lớn đến các em và để lại nhiệu hệ lụy không nhỏ. Nguyên nhân
chính là do kỹ năng ứng phó với các tác động bên ngoài còn nhiều hạn chế.
Trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện
nay, ngành giáo dục rất chú trọng vào các hoạt động giáo dục hình thành phẩm chất
và năng lực cho học sinh. Như vậy, việc trang bị kiến thức thôi là chưa đủ mà cần
phải có sự song hành với các năng lực cần đạt, đáp ứng nhu cầu phát triển của
xã hội hiện đại trong thời kì công nghệ 4.0.
Người ta thường nói con cái là tấm
gương phản chiếu của cha mẹ. Vậy, một tập thể lớp cũng là hình ảnh phản chiếu của
giáo viên chủ nhiệm. Nói như vậy cũng đúng phần nào vì giáo viên chủ nhiệm là
người cha, người mẹ thứ hai của các em. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và
hiểu các em nhất. Nên việc giáo dục kĩ năng sống, giáo viên chủ nhiệm là người
thích hợp nhất.
Là giáo viên chủ nhiệm đang đảm nhận
công tác chủ nhiệm lớp 9A. Tôi biết rằng đây là lứa tuổi đang trong độ tuổi dậy
thì có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí.
Giáo dục kĩ năng sống nếu biết khai thác những khía cạnh tích cực sẽ tạo điều
kiện thuận lợi giúp các em phát triển nhân cách. Ngược lại các em dễ bị lôi kéo
vào các hành vi tiêu cực. Lớp 9A tôi đang chủ nhiệm đầu năm học này, tình trạng
vi phạm an ninh trật tự ở ngoài trường học, tham gia hút thuốc lá với một số
thanh niên ở địa phương, hay lớp học khá trầm, thi đua của lớp đi xuống... Qua
tìm hiểu tôi nhận thấy có nhiều nhiều nguyên nhân nhưng thiếu kĩ năng sống là một
trong những nguyên nhân cơ bản.
Xuất phát từ thực tiễn và với
kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm trong những năm qua, tôi đã mạnh dạn vận dụng
biện pháp: "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9A thông qua các chủ đề
trong tiết sinh hoạt lớp".
Tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, đây là thời gian mà cô trò
cùng nhau nhìn lại những hoạt động của lớp trong cả tuần học, vạch kế hoạch cho
hoạt động của tuần tiếp theo. Tuy nhiên, nếu cứ lặp đi lặp lại một hình thức hoạt
động gây ra sự nhàm chán. Vậy, để tiết sinh hoạt có hiệu quả hơn, tôi đã lồng
ghép các chủ đề giáo dục kĩ năng sống vào tiết sinh hoạt vừa để thay đổi không
khí, tạo sự thoải mái vừa giúp các em trang bị những kĩ năng sống cần thiết cho
chính mình.
2.
Mục đích của biện pháp
*
Đối với học sinh:
Trang bị cho học sinh lớp 9A những kĩ
năng cần thiết để giúp các em nâng cao nhận thức, biết điều chỉnh suy nghĩ,
hành vi của bản thân; đồng thời xử lí linh hoạt trước những tác động bất ngờ trong
cuộc sống và học tập.
Tạo ra được bầu không khí dân chủ, vui
vẻ, thoải mái trong các tiết sinh hoạt lớp; nâng cao phong trào thi đua của lớp.
*
Đối với giáo viên chủ nhiệm.
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Mở rộng ra các lớp việc sử dụng đổi mới hình thức nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh.
3.
Cách thức tiến hành
3.1.
Lên kế hoạch cụ thể, lựa chọn chủ đề phù hợp.
Ngay
từ đầu năm, sau khi nắm bắt tình hình của lớp, giáo viên phải xây dựng kế hoạch
giáo dục kĩ năng sống cho các em một cách cụ thể, rõ ràng. Việc lên kế hoạch
này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm chủ động hơn trong quá trình thực hiện, tránh
sự chồng chéo giữa các hoạt động.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh rất phong phú, đa dạng nên chúng ta cần có sự lựa chọn chủ đề phù hợp với
tình hình học sinh của lớp. Cụ thể tôi đã lựa chọn và sắp xếp như sau:
Thời
gian
|
Chủ
đề
|
Hình
thức thực hiện
|
Thời
gian thực hiện
|
10/2022
|
Kĩ năng giao tiếp
|
Quan sát video
|
- Thực hiện vào
tuần 1 của mỗi tháng.
- Tổ chức đánh giá
vào tuần 4 của mỗi tháng.
|
11/2022
|
Kĩ năng ứng phó với
tâm lí căng thẳng
|
Vẽ tranh
|
12/2022
|
Kĩ năng tìm kiếm sự
hỗ trợ
|
Trò chơi
|
1/2023
|
Kĩ năng đưa ra
quyết định
|
Gương điển hình
|
2/2023
|
Kĩ năng hợp tác
|
Trò chơi
|
3/2023
|
Kĩ năng thể hiện tự
tin trước đám đông
|
Vẽ tranh
|
4/2023
|
Kĩ năng quản lí
thời gian
|
Quan sát video
|
5/2023
|
Kĩ năng quản lí cảm
xúc
|
Gương điển hình
|
3.2.
Giúp học sinh hiểu rõ sự cần thiết của giáo dục kĩ năng sống.
Trước
khi bắt đầu thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề cho học sinh, giáo
viên nên trao đổi, chia sẻ với học sinh, giúp các em hiểu rõ tầm quan trọng của
việc được giáo dục kĩ năng sống. Khi học sinh hiểu được điều đó, các em đón
nhận việc học các kĩ năng sống với một tâm thế sẵn sàng, thoải mái.
3.3.
Làm phong phú hình thức giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề.
3.3.1.
Diễn kịch.
Cách
thức thực hiện như sau:
-
Giáo viên thông báo cho các em biết chủ đề sẽ sinh hoạt trong tuần và hình thức
hoạt động.
-
Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh có thể tự mình lên một kịch bản và tự tập
kịch. Giáo viên kiểm tra, đốc thúc, chỉnh sửa cho các em trước khi trình diễn.
-
Học sinh diễn vở kịch theo chủ đề với thời gian quy định.
-
Các bạn trong lớp chia nhóm tự trao đổi, thảo luận rút ra bản chất vấn đề, những
bài học cho bản thân.
-
Giáo viên nhận xét, chốt lại những kĩ năng cần trang bị cho các em.
3.3.2.
Tổ
chức thi vẽ tranh và giới thiệu tranh theo chủ đề.
Cách
thức triển khai:
-
Giao cho học sinh vẽ tranh theo chủ đề và chuẩn bị bài giới thiệu ở nhà.
-
Học sinh giới thiệu về ý tưởng và ý nghĩa của bức tranh.
-
Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa bức tranh, đặc biệt rút ra được bài học cho bản
thân mình.
-
Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh những kỹ năng theo chủ đề.
Áp dụng vào tình huống thực tiễn.
-
Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh vẽ tranh về các chủ
đề, thời gian hoàn thành trong 4 ngày, nêu được ý nghĩa của bức tranh mà mình
đang vẽ.
+
Nhóm 1: vẽ tranh về chủ đề "Bị bạn bè bắt nạt".
+
Nhóm 2: vẽ tranh về chủ đề " Bị điểm thấp trong kì thi".
+
Nhóm 3: vẽ tranh về chủ đề "Bố mẹ cãi nhau".
+
Nhóm 4: vẽ tranh về chủ đề " Bị người lạ nhắn tin đe dọa".
-
Mỗi học sinh tự hoàn thiện một bức tranh của mình theo chủ đề đã phân công. Giáo
viên kiểm tra tiến độ vẽ tranh của học sinh.
-
Giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm lên gắn tranh của mình trên bảng và chủ nhân
của 4 bức tranh lần lượt giới thiệu ngắn gọn về ý tưởng, ý nghĩa của bức tranh.
-
Giáo viên đặt câu hỏi: Trong 4 bức tranh trên có một điểm chung là gì?
-
Giáo viên để cho học sinh tự suy nghĩ trong thời gian nhất định, nếu học sinh
không trả lời được giáo viên gợi ý và đưa ra vấn đề: 4 bức tranh trên mặc dù
theo 4 chủ đề khác nhau nhưng đều có một điểm chung là "phản ảnh tâm lí
căng thẳng". Vậy khi gặp vấn đề về tâm lí căng thẳng, các em nên ứng phó
như thế nào?
-
Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm và chia sẻ.
-
Giáo viên nhận xét về hoạt động của 4 nhóm và trao đổi với các em về kĩ năng
"Ứng phó với tâm lí căng thẳng". Giúp học sinh hiểu được: Thế nào là
tâm lí căng thẳng. Những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, cách ứng phó với tâm
lí căng thẳng. Vận dụng vào thực tiễn cuôc sống kỹ năng đã học.
3.3.3.
Nghiên cứu trường hợp điển hình.
Quy
trình thực hiện:
-
Học sinh xem video, tường thuật hoặc diễn lại về trường hợp điển hình.
-
Thảo luận về trường hợp điển hình đó theo hướng dẫn của giáo viên.
-
Học sinh rút ra được những kĩ năng cần thiết cho bản thân mình.
-
Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình
huống đã cho.
Áp dụng thực tiễn với kĩ năng ra quyết định:
Tình
huống: Bạn Trần Văn Lợi ở lớp 9B bị nhóm
thanh niên lạ đánh ở cách cổng trường không xa. Những đối tượng ấy đã yêu cầu
bạn Lợi lên xe và chở đi nơi khác để đánh.
Giáo
viên yêu cầu học sinh diễn lại tình huống.
Học
sinh diễn.
Giáo
viên yêu cầu học sinh trao đổi về những vấn đề sau: Bạn Lợi đưa quyết định gì? Quyết định ấy đúng
hay sai? Vì sao? Nếu là em thì em sẽ làm gì?
Học
sinh trao đổi, thảo luận sau khi xem các bạn diễn và rút ra được những kĩ năng
cần thiết cho bản thân.
Giáo viên nhận xét và chốt lại vấn đề đồng
thời phân tích cụ thể hơn về kĩ năng đưa ra quyết định.
-
Kĩ năng đưa ra quyết định có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi
người. Khi các em có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn thì
các em sẽ dễ dàng đạt được những điều mình muốn và hạn chế tối đa những sai lầm.
Vậy để đưa ra được quyết định phù hợp
các em nên thực hiện quy trình 6 bước như sau:
+
B1: Xác định vấn đề.
+
B2: Phân tích và nhìn nhận vấn đề.
+
B3: Tổng hợp các giải pháp khả thi.
+
B4: Phân tích ưu, nhược điểm.
+
B5: Lựa chọn và đưa ra quyết định.
+
B6: Thực hiện quyết định đề ra.
3.3.4.
Tổ chức trò chơi.
Quy
trình thực hiện:
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội
dung và luật chơi cho học sinh.
- Học sinh tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của
trò chơi.
Áp
dụng thực tiễn với kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Giáo viên tổ chức trò chơi "Lập
đội". Thời gian: 15 phút. Phổ biến cách chơi
- Sau khi chơi xong giáo viên hỏi các em có cảm giác
như thế nào? Em rút ra được những điều gì cho bản thân sau khi chơi trò chơi
này? Em hiểu gì về những kĩ năng đó?
Học
sinh thực hiện trao đổi thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. Trao
đổi, thuận luận.
Giáo
viên chốt lại vấn đề:
- Trò
chơi "Lập đội" vừa rồi sẽ rèn luyện cho các em rất nhiều kĩ năng, đặc
biệt là kĩ năng hợp tác.
-
Giáo viên giúp học sinh hiểu về "kĩ năng hợp tác".
+ Thế
nào là hợp tác.
+ Tầm
quan trọng của kĩ năng hợp tác trong học tập và cuộc sống.
+ Làm
thế nào để thực hiện tốt kĩ năng hợp tác.
4. Tổ chức đánh giá sau mỗi chủ đề.
Sau mỗi chủ đề đã được thực hiện theo tháng,
giáo viên cùng học sinh nên tổ chức đánh giá quá trình thực hiện, kết quả thu
được và thực hành vận dụng của học sinh vào thực tiễn cuộc sống.
Trong quá trình tổ chức đánh giá nên
để cho cá nhân học sinh tự đánh giá về những gì mà bản thân thu nhặt được qua
chủ đề sinh hoạt và đã vận dụng vào cuộc sống thực tế như thế nào? Có đạt hiệu
quả như mong đợi không? Có gặp khó khăn gì không? Qua chia sẻ của học sinh,
giáo viên cũng tự mình đánh giá hoạt động của chính giáo viên và học sinh để có
biện pháp khắc phục, thay đổi.
III.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .
1.
Đối với học sinh.
Các em đã được trang bị những kĩ năng
cần thiết cho bản thân và bước đầu vận dụng có hiệu quả. Cụ thể như nhờ được
giáo dục kĩ năng đưa ra quyết định mà nhiều em đã có những quyết định đúng đắn
về học tập như quyết định từ bỏ chơi game để quyết tâm học tập tốt; một số em
đã làm chủ được cảm xúc của chính mình, biết từ chối những lời rủ rê của các
đối tượng xấu...
2.
Đối với lớp.
Sau
một thời gian áp dụng giải pháp "Giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9A qua các chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp"
tôi nhận thấy
sự tiến bộ rõ rệt của lớp mình chủ nhiệm qua những thành tích cụ thể như sau:
- Kết
quả tham gia hội thi văn nghệ của lớp đạt giải Khuyến khích, đứng thứ 7/11
lớp. Kết quả tuy chưa cao nhưng đã đánh giá sự nổ lực cố gắng của các em trong
quá trình tập luyện, đặc biệt là các em đã vận dụng tốt các kĩ năng thiết thực
vào trong quá trình tập luyện như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
quản lí thời gian, kĩ năng ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- Học
tập có sự tiến bộ rõ rệt. Số lượng điểm tốt khá nhiều, có tuần đạt tới 24
điểm 9,10....đạt nhiều tuần học tốt. Những điều đó là minh chứng cho giải pháp
của tôi có hiệu quả và là động lực để lớp tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới.
- Kết
quả thi đua của lớp trong đợt thi đua đợt 1,2,3 và sơ kết cuối kì I.
+ Trong đợt thi đua đợt 1 lớp 9A xếp
thứ 5/6 lớp của khối sáng với nhiều lí do đó là nhiều em đã vi phạm quy định
trường học Lớp bị trừ khá nhiều điểm.
+ Sau khi thực hiện giải pháp giáo dục
kĩ năng sống cho các em thì kết quả đã có sự thay đổi rất nhiều. Thi đua đợt 2:
lớp 9A đạt vị trí thứ nhất. Thi đua đợt 3: đạt vị trí thứ nhì. Sơ kết kì I: vị
trí thứ 2/6 lớp khối sáng và thứ 4/11 lớp toàn trường.
- Lớp 9A không còn tình trạng học sinh
đánh nhau, học sinh hút thuốc lá, hạn chế tối đa học sinh vi phạm nội quy trường
học.
3. Đối với giáo viên chủ nhiệm.
- Qua việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh bản thân tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích cho chính bản thân
mình, hoàn thiện những kỹ năng mà bản thân mình còn hạn chế như kỹ năng kiềm
chế cảm xúc...
- Thông qua các hình thức giáo dục kỹ
năng sống cho các em đã tạo được sự gần gủi thân thiện hơn với học sinh. Khoảng
cách giữa cô và trò được rút ngắn. Các em dễ dàng chia sẽ những khó khăn của
mình và chính bản thân tôi linh hoạt hơn trong việc tìm ra các biện pháp để
giúp đỡ các em.
IV. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Biện
pháp "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9A thông qua các chủ đề trong
tiết sinh hoạt lớp" được áp dụng
hiệu quả trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 do giáo viên đảm
nhiệm công tác chủ nhiệm lớp trong năm học
2022-2023 và được áp dụng hiệu quả đối với các lớp khối 8, 9 trong nhà trường
trong thời gian vừa qua. Biện pháp này cũng lần đầu được dùng để đăng ký dự thi
giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi.
HIỆU TRƯỞNG
Lê Tuyết Nhung